Vậy, deep web & dark web là gì? Chúng khác nhau như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Nguồn: TechCentral.
Deep Web
Thuật ngữ "deep web" có thể được hiểu đơn giản là tất cả những thông tin hoặc dữ liệu trên Internet mà bạn không thể tìm kiếm được nếu chỉ sử dụng các công cụ tìm kiếm (search engine), ví dụ như Google. Một trong những ví dụ điển hình của deep web chính là những trang thông tin (web page) mà bạn chỉ có thể truy cập được nếu sở hữu tên đăng nhập (username) & mật khẩu (password).
Ví dụ: số tiền trong tài khoản ngân hàng của bạn hoặc lịch sử mua hàng online của bạn trên một trang web mua sắm bất kỳ...đều là những thông tin & dữ liệu deep web.
Trong khi đó, những thông tin & dữ liệu có thể được truy cập một cách tự do như Facebook, YouTube, Instagram, Yahoo!, Google...mà không cần đến tên đăng nhập & mật khẩu thường được gọi là surface web - tức những thông tin & dữ liệu bề nổi của Internet.
Các "phân khúc" nội dung Internet khác nhau. Nguồn: Medium.
Dark Web
Khác với deep web, dark web có bản chất phức tạp và khó kiểm soát, nắm bắt hơn. Và tuy nhiều người có thể hiểu nhầm, nhưng dark web thực sự không được tạo ra bởi bất cứ nhóm hacker hay tổ chức khủng bố nào cả (mặc dù cả 2 nhóm đối tượng này đều có thể là những người sử dụng dark web thường xuyên).
Thuật ngữ "dark web" đã được thai nghén từ khoảng năm 1995, khi mà các kỹ sư tin học tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu Hải Quân Hoa Kỳ (United States Naval Research Laboratory) tin rằng việc tạo ra một môi trường online để liên lạc & truy cập dữ liệu một cách bí mật (anonymous) là cần thiết.
Một trong những hình thức thực hiện việc này chính là qua những trình duyệt chuyên biệt cho việc truy cập dark web, hay darknet, đơn cử là trình duyệt TOR (The Onion Router project) - mà người dùng Internet nước ta vẫn quen gọi là "trình duyệt Tỏi/Củ Tỏi".
Giao diện của trình duyệt Tor. Nguồn: Security in a Box.
Chính tính bí mật/ẩn danh của dark web đã tạo điều kiện cho các hoạt động bất hợp pháp có thể diễn ra một cách tràn lan & khó kiểm soát. Các hoạt động bất hợp pháp này có thể bao gồm:
- Buôn bán thuốc/các chất cấm/các chất thức thần...mà các chính phủ cho là nguy hiểm hoặc phi pháp.
- Chia sẻ các video chứa nội dung về việc lạm dụng tình dục trẻ em (child porn).
- Chia sẻ các video chứa các nội dung ghê rợn, phi nhân tính, ví dụ như các trò chơi thách thức (dare games) trong đó những người tham gia phải giết người & quay lại cảnh tượng đó rồi chia sẻ trên dark web cho những người chơi khác "chiêm ngưỡng"...
- Buôn bán giấy tờ, chứng minh thư (ID), hộ chiếu...giả mạo.
- Buôn bán vũ khí: từ dao găm, súng đạn, chất độc, đến các đầu đạn hạt nhân (nuclear warhead)...
- Hoạt động bí mật của các "hội kín" (secret societies), ví dụ: hội Illuminati (hội "Khai Sáng"), Freemasonry (hội "Tam Hoàng")...
Trang web được cho là của hội kín Illuminati. Nguồn: secretsofthedark.com
- Buôn bán người/nô lệ (bao gồm cả buôn bán trẻ em & phụ nữ làm nô lệ tình dục...).
- Dịch vụ hacking/xâm nhập các cơ sở dữ liệu (data base) lớn trên thế giới, vì mục đích tài chính hoặc chính trị...được thực hiện bởi các hacker/nhóm hackers chuyên nghiệp (ví dụ: nhóm Anonymous...).
- Hoạt động của các nhóm chống phá, nổi loạn (ví dụ: nhóm phiến quân Hồi Giáo IS...).
- Hoạt động trao đổi, chia sẻ các tài liệu mật (whistleblowing), ví dụ như những thông tin & tài liệu về người ngoài hành tinh bị lộ lọt từ chính quyền Mỹ...
Nguồn: thexenologist.com
...cùng rất nhiều các hình thức hoạt động phi pháp khác...
Những lưu ý khi sử dụng dark web
Hẳn bạn đọc đã có thể hình dung, với những nội dung quá nhạy cảm như trên, việc truy cập & sử dụng dark web cần phải được thực hiện một cách thật cẩn thận. Sau đây là một vài mẹo sử dụng dark web mà thực chất có thể được áp dụng cho cả việc sử dụng deep web & thậm chí là các nội dung online thông thường (surface web):
- Bảo vệ danh tính: nên tránh cung cấp các thông tin cá nhân như tên thật, ngày sinh nhật hay địa chỉ của bạn; tránh sử dụng cùng 1 mật khẩu cho nhiều tài khoản online.
- Thận trọng trong tương tác online: nhất là đối với những đối tượng nào bạn không quen biết ngoài đời, cần cân nhắc thật kỹ mục đích họ tiếp cận & làm quen với bạn là gì.
- Tránh sử dụng thẻ tín dụng: trong trường hợp bạn buộc phải sử dụng, hãy quan sát kỹ địa chỉ trang web bạn đang sử dụng. Nếu địa chỉ là "https://" thay vì "http://" thì việc sử dụng thẻ tín dụng sẽ an toàn hơn (chữ "s" là kí hiệu tượng trưng cho SSL - Secure Sockets Layer - tức những thông tin/dữ liệu đã được mã hóa/bảo vệ).
Nguồn: blogs.chapman.edu
- Theo dõi các cảnh báo online: đặc biệt là các tài khoản ngân hàng của bạn. Việc theo dõi các cảnh báo một cách thường xuyên có thể giúp hạn chế rủi ro xảy đến cho các tài khoản của bạn.
- Tránh download các nội dung từ dark web: đơn giản bởi vì nó có thể khiến máy vi tính của bạn nhiễm virus. Nếu cảm thấy buộc phải download, bạn nên sử dụng các phần mềm diệt virus (ví dụ: VirusTotal).
- Thường xuyên cập nhật trình duyệt: cuối cùng, việc liên tục cập nhật những phiên bản mới nhất cho các trình duyệt sẽ không chỉ giúp việc sử dụng Internet của bạn trở nên "mượt mà" hơn, mà còn hạn chế được rất nhiều các rủi ro khác.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét