Ảnh: artsy.net
Đây là Chân dung của Edmond Belamy (một người đàn ông hư cấu), bức chân dung một vị mục sư, với nhiều phần còn dang dở, một tác phẩm nghệ thuật do trí tuệ nhân tạo sáng tác.
Bạn có ngạc nhiên không? Mới nhìn vào, ta cứ ngỡ là bức tranh đang vẽ của một họa sĩ danh tiếng nào đó. Nhưng nó lại được vẽ bởi một trí thông minh nhân tạo. Theo bác Nguyễn Đình Đăng ( nhà vật lý, nhà nghiên cứu về lý thuyết vật lý hạt nhân tại Viện Vật lý hóa học Nhật Bản (tức Viện RIKEN), đồng thời là một họa sĩ, hội viên của Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Mỹ thuật Chủ thể Nhật Bản), thì để vẽ bức tranh này, thuật toán ở đây gồm phần Generator và Discriminator. Phần Generator thu thập 15 ngàn chân dung được vẽ từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XX, từ đó tạo ra 1 chân dung. Phần Generator so sánh chân dung đó với chân dung do người vẽ nhằm gây nhầm lẫn cho phần Discriminator trong việc phân biệt chân dung này với chân dung do người vẽ. Và chân dung nói trên chính là kết quả.
Mình không hiểu gì hết. Chỉ hiểu một điều là sau khi vi tính có khả năng tự viết một số tin thể thao tại Thế vận hội Olympic (thông tin này là mình đọc được trên FB thôi chứ không thấy nói chính thức ở đâu hết), thì lần này hội họa cũng đã có vi tính vẽ thay nốt. Các họa sĩ trong tương lai không biết rồi sẽ làm gì nhỉ? Chém gió chăng? Hihi.
Có thể thấy là trí tuệ nhân tạo giờ "lộng hành" quá thể đáng. Nó thậm chí còn "lấn sân" sang cả lĩnh vực nghệ thuật. Có thể nó vẽ 101 lần không giống nhau lần nào, nhưng như nhà báo Lý Đợi có nói, thì trí tuệ nhân tạo vốn dĩ không có lặp lại thao tác của mình theo dạng kỹ thuật mặc định, bất biến. Vì nó giả bộ não, cảm xúc, cảm hứng và sức khỏe của con người. Như robot Sophie chẳng hạn, nó biết vui buồn không phải với người thôi, mà còn với cảnh, nó cũng biết buồn vu vơ nữa. Kiểu "tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn". Chừng 20 năm nữa thôi, chuyện bà tám với Sophie là điều bình thường, mà nó còn không chỉ nói 1 thứ tiếng duy nhất. 😎 Quá dữ dội và cũng dịu êm. 😬
Sau tất cả, đây là một bức chân dung. Dù có thể nó không được vẽ bởi một họa sĩ danh giá, nhưng nó chính xác là một tác phẩm nghệ thuật mà trong tháng 10 tới đây, nhà đấu giá Christie's (một nhà đấu giá của Anh được James Christie thành lập năm 1766) sẽ tính chuyện bán nó đi.
Bạn có nghĩ rằng đây sẽ là một hình thức nghệ thuật mới, bước đột phá của trí tuệ nhân tạo?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét