Chúng ta là ai?

Cuộc sống của con người rốt cục có ý nghĩa gì?

Bản chất thực sự của thế giới này là gì?

Thế giới mà chúng ta đang sống trong là ảo hay thực?

..........

Những câu hỏi này đã làm đau đầu cả giới khoa học lẫn triết gia suốt hàng thế kỉ. Bạn đọc chắc hẳn cũng đã từng có những khoảnh khắc tự hỏi bản thân: rốt cục thế giới mà chúng ta đang sống trong từ đâu mà có? Nó có phải do một thứ gì đó, hoặc một ai đó tạo ra?

Bài viết này sẽ đưa ra một loạt nhiều dẫn chứng khác nhau, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm chỉ ra cho bạn đọc thấy rằng tại sao việc nói rằng chúng ta thực ra đang tồn tại trong một thế giới ảo không phải là một điều quá kỳ lạ!

Khái niệm "Vũ Trụ Toàn Ảnh" (Holographic Universe)

Khái niệm "vũ trụ toàn ảnh" (Holographic Universe) đã được giới thiệu đến đông đảo cộng đồng người đọc Mỹ vào năm 1991 trong một cuốn sách cùng tên của tác giả Michael Talbot - một nhà văn Mỹ chuyên viết về đề tài cơ học lượng tử (quantum mechanics) và những hiện tượng tâm linh dị thường.

Ông Michael Talbot - tác giả cuốn "Holographic Universe". Nguồn: motivationalwebsites.com
Nguồn: Amazon.com

Theo trường phái của ông Talbot, khoa học và tâm linh thực chất là một, và tâm linh chẳng qua chỉ là khoa học mà chúng ta chưa giải thích được.

Xuyên suốt cuốn sách, ông Talbot liên tục đưa ra các dẫn chứng nhằm chỉ ra cho người đọc thấy rằng những điều mà chúng ta được dạy, được học về thế giới vật chất xung quanh, bởi những lý thuyết khoa học truyền thống (mainstream science) là không chính xác, rằng thế giới mà chúng ta đang sống trong thực chất không vận hành theo cách mà chúng ta tưởng.

...Tại sao lại có chuyện như vậy?

Tất nhiên, vào thời điểm thuyết vũ trụ toàn ảnh được công bố rộng rãi, đã có rất nhiều tranh cãi xảy ra không chỉ trong cộng đồng người đọc, mà cả cộng đồng các nhà khoa học với nhau (chủ yếu là giữa trường phái Talbot và trường phái khoa học cổ điển).

Nhiều người cho rằng những điều ông Talbot lập luận là vô lý, đơn giản bởi vì nó không thể được kiểm chứng bằng các dụng cụ khoa học thông thường, càng khó có thể được cảm nhận bằng 5 giác quan vốn có của con người.

Thế nhưng, liệu chúng ta có nên chỉ tin vào một điều gì đó, khi đã mắt thấy tai nghe, và phớt lờ những điều mà các giác quan của chúng ta không cảm nhận được? Chà, có lẽ là không nên!

Có phải con người thực sự chỉ sở hữu 5 giác quan? Nguồn: Free Investigators

Giác quan của con người có đáng tin cậy!?

Những người bác bỏ thuyết vũ trụ toàn ảnh thường tranh luận rằng: "Làm sao thế giới này có thể là một ảo ảnh, khi mà mắt tôi trông thấy nó thật sặc sỡ, đầy màu sắc, tai tôi nghe thấy tiếng chim hót, tiếng sóng biển, tiếng xe cộ!?...Thế giới này vô cùng thật đối với tôi!!".

Thế nhưng, họ đã không hiểu được là, cái cách mà con người cảm nhận về thế giới xung quanh là vô cùng chủ quan, và hoàn toàn phụ thuộc vào 5 giác quan của chúng ta. Đây là một sự thật rõ ràng khi các nhà khoa học so sánh thế giới quan của con người và thế giới quan của các loài động vật khác.

Mời bạn đọc theo dõi video sau:

Nguồn: YouTube

Ngoài việc chó bị mù màu và mèo có thể nhìn rõ trong đêm, mà hầu hết chúng ta đã biết, những loài động vật và côn trùng khác như rắn, chuột, cá mập, chim và ruồi đều có những thế giới quan hoàn toàn khác với con người:
  • Chim, ruồi, có thể nhìn thấy tia cực tím (tia UV).
  • Đối với thị giác của ruồi và chuột, chuyển động của thế giới xung quanh diễn ra chậm hơn (slow-motion).
  • Rắn săn mồi nhờ bức xạ nhiệt.
  • Cá mập mù màu và nhìn rõ dưới nước.
  • Chuột có thể chuyển động 2 con ngươi độc lập với nhau.
Như vậy, một số loài động vật và côn trùng có thể cảm nhận được tia UV và bức xạ nhiệt, trong khi con người chúng ta không thể. Nhưng nhờ vào khoa học và một số thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, chúng ta vẫn buộc phải công nhận rằng những thứ "vô hình" như tia UV, bức xạ nhiệt, sóng radio, v.v...là có thật.

Nên nếu bạn nói rằng: "Mắt tôi không nhìn thấy tia UV, tai tôi cũng không nghe thấy nó, tay tôi không chạm được vào nó...vì vậy nó không có thật!" thì người khác sẽ chỉ cho là bạn thật thiếu hiểu biết.

Ngoài ra, một trường hợp đáng bàn khác là khả năng cảm nhận thời gian khác biệt của ruồi (và chuột). Đối với cảm nhận của một con ruồi, thời gian trôi đi chậm hơn. Thời gian trôi đi chậm hơn cũng có nghĩa là các chuyển động xung quanh con ruồi cũng diễn ra chậm hơn trong mắt chúng. Việc này giải thích được lý do tại sao chúng ta có thể dùng tay không để bắt muỗi, chứ không bảo giờ bắt được ruồi, bởi chúng luôn nhìn thấy trước chuyển động của bàn tay chúng ta và kịp thời né tránh.

Vậy, khi mà cảm nhận của con người chúng ta về một thứ như thời gian cũng thật chủ quan, thì làm sao chúng ta có thể chỉ dựa vào các giác quan của mình để mà đánh giá thế giới xung quanh!?

Bạn đọc hẳn vẫn còn nhớ chiếc váy này:

Nguồn: Wired

Đây là chiếc váy từng gây sốt và làm chao đảo cộng đồng mạng một thời gian, bởi mỗi người quan sát khác nhau lại thấy rằng chiếc váy có màu sắc khác nhau. Whoa!! Giác quan của con người thật đáng tin cậy làm sao!

Có lẽ nào cuộc sống chỉ là một giấc mơ!?

Giới khoa học ngày nay vẫn chưa thể giải thích được tại sao con người (và cả động vật) lại mơ, và bản chất thực sự của những giấc mơ là gì. Tuy nhiên, có một điều mà chúng ta có thể chắc chắn: khi nằm mơ, chúng ta không thể phân biệt được đâu là mơ và đâu là thực.

Chúng ta cứ nghĩ rằng những sự việc diễn ra trong mơ đều là những sự kiện thực tế trong thế giới thực, cho đến khi chúng ta thức giấc (ngoại trừ trường hợp những giấc mơ tỉnh táo - lucid dreams - những giấc mơ mà chúng ta biết là chúng ta đang mơ).

Như vậy, chúng ta đâu thể khẳng định được là, cái thứ được gọi là "cuộc sống", mà chúng ta trải nghiệm mỗi ngày không phải là một giấc mơ khác, dài hơn và "thuyết phục" hơn?

"Cuộc sống chỉ là một giấc mộng, hãy ý thức được điều đó." _ Mẹ Teresa. Nguồn: AZ Quotes

"Khi nhận ra rằng thế giới xung quanh chỉ là một ảo ảnh, chúng ta có thể đạt đến cảnh giới tồn tại cao hơn." _ Đức Phật. Nguồn: AZ Quotes

"Thực tại chỉ là một ảo ảnh, mặc dù nó là một ảo ảnh rất thuyết phục." _ Albert Einstein. Nguồn: Quotes

"Các giác quan của con người vốn không hiệu quả và thiếu tính chân thực. Thế giới của chúng ta vốn chỉ là những tiếp diễn liên tục và tốc độ của các hình ảnh, khiến cho chúng ta có cảm nhận sai lệch về thực tại. Thành tựu vĩ đại nhất của một người chính là tự giải phóng mình khỏi cảm nhận sai lệch này. Đây cũng chính là điều Đức Phật đã nói, rằng bản ngã chỉ là một ảo ảnh được tạo ra bởi sự tiếp diễn liên tục của các hình ảnh..."

Cho những bạn đọc nào chưa biết: Nikola Tesla (1856-1943) là một nhà phát minh và kỹ sư cơ điện tử người Serbia-Mỹ, nổi tiếng với rất nhiều các phát minh "đi trước thời đại", ví dụ như tháp điện Tesla có khả năng tạo ra nguồn điện vĩnh cửu nhờ vào năng lượng của lõi Trái Đất.

Về sau, có nhiều giả thiết cho rằng Tesla đã bị ám sát bởi tập đoàn J.P. Morgan (một trong những tập đoàn tài chính lớn & lâu đời nhất thế giới) vì họ không muốn người dân trên thế giới có thể sử dụng điện vĩnh cửu, thay vì phải đóng tiền điện như chúng ta vẫn biết.

Sóng radio, Wi-Fi, Li-Fi, ánh sáng và năng lượng

Bạn đọc có biết, sóng radio, sóng ánh sáng (lightwave), sóng Wi-Fi (một dạng sóng radio) mà chúng ta sử dụng hằng ngày hằng giờ, sóng Li-Fi (gần giống với Wi-Fi, nhưng vượt trội hơn, và giống với sóng ánh sáng hơn là radio) về mặt bản chất đều là sóng điện từ (electromagnetic wave)?

Bản chất của sóng điện từ lại chính là năng lượng - thứ cốt lõi đã cấu thành nên vũ trụ của chúng ta.

Vậy, khi mà các sóng như radio, Wi-Fi hay Li-Fi đều có khả năng chuyển phát thông tin và dữ liệu (data), thì có lẽ chúng ta cũng có thể nói rằng bao trùm không gian sống xung quanh chúng ta chính là các trường thông tin và dữ liệu, mà các giác quan của con người không cảm nhận được!?

Sóng Wi-Fi khi được cảm nhận bởi giác quan con người. Nguồn: Gigaom

Sóng Wi-Fi bao phủ khắp thành phố. Nguồn: Gigaom

Nếu thực sự là như vậy, thì bộ phim Ma Trận (The Matrix), được công chiếu vào năm 1999, có lẽ nên được xếp loại vào danh sách phim tài liệu, thay vì phim khoa học viễn tưởng!

Bộ phim Ma Trận truyền tải thông điệp rằng con người đang sống trong một không gian vi tính. Nguồn: Thrive Global

Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi các dẫn chứng tiếp theo về việc tại sao chúng ta đang sống trong một không gian ảo, một hệ thống vũ trụ toàn ảnh tại Phần 2Phần 3 của bài viết.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Gia Đại Ka © 2017. All Rights Reserved. Powered by GiaDaiKa